Các rào cản của hoạt động ngoại thương Thương mại quốc tế

Hiện nay, các nước đang sử dụng rất nhiều công cụ làm rào cản hoạt động ngoại thương[1], nhưng tựu trung lại có hai nhóm công cụ chính là: Thuế quan và phi thuế quan

Hàng rào Thuế quan

Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nướcHiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan

Hàng rào phi thuế quan

Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳngHàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩuHình thức của hàng rào phi thuế quan rất phong phú, gồm: Các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

Ngày nay, ngoại thương thế giới có những đặc điểm mới: tốc độ tăng trưởng của ngoại thương thế giới tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân. Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa vô hình tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng hàng hóa hữu hình. Nhu cầu về đời sống vật chất giảm trong khi đó, nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng. Tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu thô giảm, trong khi đó dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm công nghệ chế biến tăng nhanh. Phạm vi, phương thức và công cụ cạnh tranh của thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng: chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng. Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại, hàng hóa có hàm lượng khoa học và công nghệ tăng cao. Quá trình thương mại quốc tế đòi hỏi, một mặt phải tự do hóa thương mại, mặt khác phải thực hiện bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý.Ngoại thương Việt Nam cũng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm và giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với các nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.